Hỏi đáp

- Vật liệu gây cháy, nổ

- Dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn

- Các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư

- Trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở không có thỏa thuận về kinh phí bảo trì thì chủ đầu tư phải đóng khoản kinh phí bảo trì phần chung.

- Trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở mà giá mua, giá thuê mua chưa tính kinh phí bảo trì thì chủ sở hữu thực hiện đóng khoản kinh phí bảo trì phần sở hữu chung theo quy định tại khoản 3 Điều này.

- Trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở có thỏa thuận về kinh phí bảo trì thì chủ đầu tư trích 2% giá trị căn hộ đã cho thuê mua; khoản tiền này được tính vào tiền bán, tiền thuê mua nhà mà người mua, thuê mua phải đóng khi nhận bàn giao và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua.

Theo Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.

 

Theo quy định của Thông tư 02 nêu trên, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư có các quyền và trách nhiệm sau:

“1. Thực hiện quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của Quy chế này và hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành đã ký với Ban quản trị nhà chung cư hoặc người đại diện quản lý nhà chung cư (đối với nhà chung cư không phải thành lập Ban quản trị); thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo hợp đồng bảo trì nếu có năng lực bảo trì.

2. Ký kết hợp đồng phụ với các đơn vị cung cấp dịch vụ trong việc quản lý vận hành nhà chung cư (nếu có); giám sát việc cung cấp các dịch vụ của các đơn vị này…

4. Thu kinh phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư theo thỏa thuận với các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; thu, chi trả thù lao cho các thành viên Ban quản trị nhà chung cư theo quyết định của hội nghị nhà chung cư…”.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Phụ lục 02 Thông tư 02/2016/TT-BXD, dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư bao gồm:

- Chi phí điện dùng cho máy móc thiết bị, hệ thống sử dụng chung của tòa nhà; chi phí nước sử dụng trong khu vực công cộng, tưới cây; chi phí dầu do vận hành máy phát điện dự phòng phục vụ cho khu vực công cộng; đèn chiếu sáng hành lang, đèn chiếu sáng thang thoát hiểm; điện sử dụng thang máy, máy bơm nước sinh hoạt, bơm nước thải,

- Chi phí dịch vụ an ninh, bảo vệ (bao gồm dụng cụ hỗ trợ: bộ đàm, đèn pin,...);

- Chi phí dịch vụ vệ sinh công cộng (bao gồm dụng cụ, hóa chất,...); dịch vụ chăm sóc cây xanh, phân bón và tưới cây; diệt côn trùng định kỳ; chi phí thu gom vận chuyển rác sinh hoạt hàng tháng;

- Chi phí sách báo tại sảnh; chi phí điện thoại, internet, văn phòng phẩm cho hoạt động của Ban quản lý; chi phí liên lạc với chính quyền sở tại khi có yêu cầu; chi phí trang trí các dịp lễ, tết;

- Chi phí hóa chất xử lý thông cống, rãnh, bể phốt; chi phí diễn tập phòng cháy, chữa cháy nội bộ định kỳ hàng năm;

- Chi phí kiểm tra mẫu nước sinh hoạt định kỳ; súc rửa bể nước ngầm, bể nước sinh hoạt (nếu có);

- Chi phí cho đơn vị quản lý vận hành như chi phí trang thiết bị văn phòng Ban quản lý (bàn ghế, máy tính, máy in, ...) và dụng cụ kỹ thuật; chi phí đồng phục nhân viên Ban quản lý, chi phí tiền công tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội phúc lợi xã hội cho nhân viên thực hiện quản lý vận hành nhà chung cư này;

- Các chi phí khác do các bên thỏa thuận.

Theo các quy định vừa trích dẫn ở trên thì đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư không có quyền và trách nhiệm trong việc cung cấp cũng như thu phí điện, nước phục vụ cho việc sử dụng riêng của chủ sở hữu. Việc cung cấp cũng như thu phí điện, nước, thẩm quyền ngưng cung cấp điện nước thuộc quyền của bên bán những mặt hàng này.

Do đó, việc đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư tự ý cắt điện, nước của gia đình bạn khi hai bên có tranh chấp về phí dịch vụ vận hành vận hành nhà chung cư là không đúng thẩm quyền, không phù hợp với quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này để bảo đảm được quyền lợi chính đáng của mình bạn cần sớm báo cáo sự việc lên Ban quản trị của tòa nhà hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đề nghị xem xét, giải quyết.

- Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở là vi phạm pháp luật. Bạn không thể sử dụng căn hộ của bạn bên chung cư V để làm văn phòng công ty, nếu bạn vẫn sử dụng căn hộ để làm văn phòng công ty thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính.

- Sử dụng căn hộ chung cư để làm văn phòng công ty bị phạt bao nhiêu tiền? Khi bạn sử dụng căn hộ chung cư để làm văn phòng công ty thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra bạn buộc phải sử dụng căn hộ tại chung cư V với mục đích để ở.

Căn cứ Điều 423 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hủy bỏ hợp đồng như sau:

1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:

a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;

b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;

c) Trường hợp khác do luật quy định.

2. Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

3. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Như vậy, sau khi ký hợp đồng mua bán chung cư mà một trong hai bên vi phạm hợp đồng (không bàn giao tiền theo đúng thoả thuận, không giao chung cư đúng thời hạn) thì bên còn lại có thể huỷ bỏ hợp đồng mà không phải bồi thường.

 

Dữ liệu đang cập nhật....

Dữ liệu đang cập nhật....

Bạn đang tìm kiếm ngôi nhà mơ ước của mình?

The Land sẽ giúp bạn biến ước mơ đó thành hiện thực!

Bạn vui lòng đợi trong giây lát...